Mở cửa: Từ 8:00 đến 20:30 (Tất cả các ngày trong tuần)

Tại sao phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho xe ô tô?

Người sử dụng/ chủ sở hữu (có thể là cá nhân, tổ chức bao gồm cá nhân, tổ chức nước ngoài) khi sở hữu xe hơi tại Việt Nam và tham gia lưu hành giao thông bắt buộc phải tham gia theo quy định của Nhà nước, được gọi là Bảo hiểm bắt buộc xe ô tô hay Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô

 Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc xe ô tô

Việc tham gia nhằm đảo bảo quyền lợi cho bên thứ 3 trong trường hợp chẳng may chủ sở hữu/ người sử dụng gây thiệt hại cho họ gồm:

- Thiệt hại về tài sản, tính man và thân thể đối với bên thứ 3 do xe ô tô gây ra;

- Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe ô tô gây ra;

 Lúc này sẽ được công ty bảo hiểm chi trả bồi thường cho bên thứ ba với điều kiện trước đó hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và người được bảo hiểm đã thanh toán phí. Tối đa số tiền chi trả bồi thường này theo hạn mức trách nhiệm đã được giao kết trên hợp đồng. Điều này 1 phần giúp hỗ trợ tài chính cho người gây ra tai nạn để bồi thường cho người bị thiệt hại.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn về loại hình này chính là các công ty bảo hiểm sẽ sử dụng số tiền bảo hiểm từ số đông để bồi thường cho số ít người bị thiệt hại khi xảy ra các trường hợp tai nạn.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô có mức trách nhiệm là bao nhiêu?

Số tiền bảo hiểm được quy định như sau:

  1. Về người: Tử vong trả tối đa 100.000.000 VNĐ/ người/ vụ (đối với hành khách và người thứ 3 theo HĐVC hành khách)
  2. Về tài sản: Bồi thường theo tổn thất thực tế tối đa 100.000.000 VNĐ/ vụ.
  3. Bảo hiểm tự nguyện tai nạn người ngồi trên xe, tài xế xe: 10.000.000 VNĐ/ người/ vụ.

Đối tượng bảo hiểm

Là các đối tượng được xác định bởi Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16 tháng 2 năm 2016)

Trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô với người thứ 3 của chủ xe ô tô kể cả người nước ngoài sử dụng xe ô tô hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Những lý do khiến bạn không thể nào không tham gia Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe ô tô

Không chỉ đối với xe hơi mới có bảo hiểm này mà trong cuộc sống chúng ta dễ dàng bắt gặp các bảo hiểm khác bắt buộc ở Việt Nam như bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm bắt buộc xe ô tô, bảo hiểm cháy nổ,... Với mỗi loại bảo hiểm chúng ta có một lý do khác nhau thì với bảo hiểm bắt buộc xe ô tô hay bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô cũng vậy đều có những lý do của nó. Như sau:

Thứ I. Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc xe ô tô của chủ phương tiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ

Người lái xe khi điều khiển phương tiện giao thông bắt buộc phải mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô vì đây là một trong những giấy tờ bắt buộc. Người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 400 đến 600 nghìn đồng theo Điểm b khoản 4 điều 21 quy định Luật giao thông đường bộ nếu vi phạm các trường hợp sau đây: Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô còn hiệu lực hoặc không có.

 

Thứ II. Bảo vệ cho bản thân lẫn gia đình khi không may gặp phải sự cố va chạm với người thứ 3 (Bên thứ 3 nêu trên).

 

Tham gia bảo hiểm bắt buộc xe ô tô là bạn đang mua sự đảo bảo cho hành trình, cho bản thân đặc biệt hơn là cho cả gia đình của mình trước những rủi ro không mong muốn xảy ra. Trong suốt hành trình bạn tham gia giao thông hai chữ “bình an” không thể nào không có, trong cuộc sống đâu ai dám khẳng định rằng biết trước được tương lai như thế nào. Có những sự cố xảy ra bất kỳ lúc nào không hay biết trước được và luôn rình rập dẫn đến những sự cố đáng tiếc gây thiệt hại cho của cải vật chất cũng như người ngồi trên xe. Chính vì vậy tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô hay bảo hiểm bắt buộc xe ô tô chưa bao giờ là dư thừa cả.

Thứ III. Tham gia bảo hiểm bắt buộc xe ô tô là bạn đã đáp ứng mục tiêu nhân đạo của toàn xã hội khi xảy ra sự cố giao thông luôn có sự tham gia tức thì của các công ty bảo hiểm khắc phục tổn thất kịp thời.

Nếu đối với người đã và đang tham gia bảo hiểm này là đang góp phần nhân rộng giá trị nhân văn tốt đẹp của bảo hiểm. Không những giúp bỏ qua những tranh cãi khi va chạm giao thông mà giúp 1 số người vì một lý do nào đó ngoài ý muốn mà gây tai nạn không phải bỏ trốn và không bị truy cứu hình sự vì mất khả năng bồi thường cho người thứ 3. Nhờ nguyên lý của bảo hiểm đó chính là “Lấy số đông bù cho số ít không may mắn” các công ty bảo hiểm sẽ sử dụng số tiền thu được này từ số đông để bồi thường cho số ít người bị thiệt hại khi có các trường hợp không may tai nạn xảy ra và giúp người gây tai nạn có trách nhiệm với tai nạn đã xảy ra theo mức trách nhiệm của bảo hiểm đã tham gia.

Những thắc mắc thường gặp

Câu hỏi 1: Có cần tham gia loại hình bảo hiểm ô tô nào khác không hay chỉ mỗi việc tham gia bảo hiểm bắt buộc xe ô tô là đủ?

→ Để bảo vệ toàn diện hơn bạn cần tham gia các loại hình bảo hiểm như: Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe, bảo hiểm vật chất xe ô tô. Còn đối với bảo hiểm bắt buộc xe ô tô chỉ là bảo hiểm 1 chiều bảo vệ cho chủ sở hữu/ người sử dụng khi chẳng may gặp tai nạn, va chạm cho bên thứ 3 gây thiệt hại về người và tài sản.

Câu hỏi 2: Hợp đồng có còn hiệu lực khi bán xe cho chủ khác?

→ Trường hợp bạn bán xe hay mua xe ô tô cũ thì người bán cần thông báo cho công ty bảo hiểm về hợp đồng đó để đảm việc chuyển giao thông tin chủ sở hữu mới. Thủ tục rất nhanh và đơn giản.

Câu hỏi 3: Ngoài loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô nêu trên ra thì có loại hình bảo hiểm nào có mức trách nhiệm cao hơn không?

→ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện đang có mức trách nhiệm cao hơn, bạn có thể tham khảo loại hình này.

Những trường hợp dù đã tham gia bảo hiểm bắt buộc xe ô tô nhưng vẫn bị loại trừ bồi thường

- Tổn thất các thiết bị của xe nguyên nhân do các thiết bị lắp thêm gây ra cũng như tổn thất các thiết bị lắp thêm này không nằm trong các chiết của nhà sản xuất đã lắp ráp.

- Chủ sở hữu/ người sử dụng và những người có quyền lợi liên quan có các hành động cố ý gây thiệt hại.

- Theo giấy kiểm định an toàn kỹ thuật xe đã chở quá số lượng, chở quá tải người quy định trên 50%.

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật không có hoặc hết hiệu lực tại thời điểm tham gia giao thông gây tổn thất.

- Trong các trường hợp bị lạm dụng tín nhiệm hoặc bị lừa đảo chiếm đoạt xe dẫn đến mất xe.

- Người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng không phù hợp. (Có thể bạn nên biết: Trường hợp được xem như không có Giấy phép lái xe gồm: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn)

- Tổn thất đối với nhãn mác, săm lốp, bạt thùng xe trừ trường hợp tổn thất xảy ra do cùng 1 nguyên nhân và đồng thời các bộ phận khác của xe trong cùng 1 vụ tai nạn.

- Người điều khiển xe sử dụng ma túy, có nồng độ cồn vượt quá mức quy định và các chất kích thích khác bị cấm theo quy định của pháp luật.

- Xe chở hàng trái phép, chất nổ, chất gây cháy theo quy định.

- Xe đi đêm không thiết bị chiếu sáng, đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều theo không đúng theo quy định.

Bài viết mới nhất