Mở cửa: Từ 8:00 đến 20:30 (Tất cả các ngày trong tuần)

Những quan niệm sai lầm về túi khí xe ô tô

Túi khí xe ô tô là một hệ thống an toàn hạn chế va đập bổ sung, giúp bảo vệ người lái và hành khách. Túi khí được lắp đặt ẩn ở một số vị trí bên trong xe. Khi xe xảy ra va chạm, ngay lập tức túi khí sẽ được kích hoạt căng phồng để bảo vệ người lái và hành khách.

Túi khí xe ô tô

1. Cấu tạo của túi khí xe ô tô

Cấu tạo túi khí ô tô bao gồm:

– Hệ thống cảm biến như: cảm biến trọng lượng (lắp đặt ở ghế ngồi), cảm biến va chạm, cảm biến tốc độ, cảm biến gia tốc

– Bộ phận kích nổ

– Túi khí (thường làm từ sợi Composite tổng hợp)

Cấu tạo túi khí xe ô tô

2. Nguyên lý hoạt động của túi khí

– Nếu va chạm vượt quá giá trị quy định, ECU sẽ truyền tín hiệu cho phép bộ phận kích nổ túi khí hoạt động. Khi này ngòi nổ sẽ được đánh lửa đốt chất mồi lửa, tạo ra một lượng khí lớn làm căng phồng túi khí.

– Ngay sau khi căng phồng, khí trong túi khí sẽ lập tức thoát ra qua các lỗ xả phía sau khiến túi khí tự xep đi nhanh chóng. Điều này giúp làm giảm lực tác động lên túi khí, đồng thời giúp người lái dễ quan sát phía trước, dễ cử động để thoát ra khỏi xe.

3. Các loại túi khí trên ô tô

Có nhiều loại túi khí được bố trí ở nhiều vị trí khác nhau trên xe ô tô như:

– Túi khí phía trước Đây là loại túi khí phổ biến nhất. Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần đầu và phần ngực người ngồi khi xe va chạm trực diện.

Túi khí xe ô tô

– Túi khí hông: Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần ngang đầu và phần ngang ngực người ngồi khi va chạm từ bên hông. Túi khí hông được kích hoạt khi chịu tác động từ hai bên thân xe hoặc khi nhiệt độ trong xe đạt ngưỡng trên 150 độ C (trường hợp tự hủy của túi khí khi xe bị cháy).

Túi khí xe ô tô

Túi khí đầu gối: Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần khớp gối của người ngồi khi xe va chạm trực diện.

Túi khí xe ô tô

Túi khí trần xe: Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần đầu của người ngồi.

Túi khí xe ô tô

4. Những quan niệm sai lầm về túi khí xe hơi

Có túi khí thì không cần cài dây an toàn

Túi khí và dây an toàn là hai bộ phận độc lập, dựa trên các thông số khác nhau để bảo vệ hành khách và không có tác dụng thay thế cho nhau. Bên cạnh đó, túi khí cũng được xem như trang bị nhằm nâng cao hiệu quả của dây an toàn.

Túi khí chỉ bung khi thắt dây an toàn

Túi khí có bung hay không không liên quan đến việc bạn có thắt dây an toàn hay không. Khi xảy ra vạ chạm, cảm biến sẽ có nhiệm vụ cập nhật những thông tin về tốc độ, mức độ va chạm… từ đó ECU sẽ quyết định kích hoạt túi khí hay không.

Ô tô nào cũng có túi khí

Nếu tại nhiều quốc gia, túi khí là trang bị an toàn bắt buộc trên ôtô thì ở một số đất nước, trong đó có Việt Nam, lại chưa áp dụng quy định này. Do đó vẫn có một số mẫu xe ô tô phiên bản giá rẻ, nhất là phiên bản xe chạy dịch vụ…  không được trang bị túi khí.

Xe đời cũ không có túi khí

Khi xe va chạm túi khí sẽ bung

Với nhiều trường hợp ô tô va chạm nhưng túi không bung, nhiều người cho rằng xe bị lỗi túi khí. Tuy nhiên không hẳn như vậy. Bởi túi khí chỉ bung khi cảm biến nhận thấy gia tốc dừng của xe đủ lớn (thông thường là từ 2G trở lên). Những trường hợp nhỏ hơn 2G tức là xe không phải dừng lại quá đột ngột thì túi khí sẽ không bung. Bởi khi này dây an toàn đã đủ sức để bảo vệ người ngồi.

Túi khí phía trước an toàn với trẻ nhỏ

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương do túi khí bởi lực bung lớn. Nếu trẻ nhỏ ngồi ở ghế trước, bạn nên kéo ghế ngồi lùi ra phía sau một chút. Trừ những trường hợp bất khả kháng, còn lại tốt nhất nên để trẻ nhỏ ngồi ở hàng ghế sau.

Nên để trẻ nhỏ ngồi hàng ghế sau

Bụi thải ra khi túi khí bung rất độc hại

Khi túi khí bung sẽ có tiếng nổ lớn kèm theo khói bụi. Khói bụi này là hỗn hợp khí Nitơ và bụi mịn được thổi vào để kích hoạt túi khí căng phồng, và chúng không hề gây nguy hại gì cho sức khỏe.

 

Bài viết mới nhất